Đất CLN Là Gì Và Những Quy Định Mới Nhất

0 Comments

Đất CLN

Vai trò, đặc điểm và mục đích sử dụng đất CLN là gì? Đất CLN có chuyển mục đích sử dụng đất lên đất thổ cư được không và bằng cách nào? Hoặc những vấn đề về việc tiến hành chuyển nhượng? Dưới đây là những kiến thức mới được cập nhật về đất CLN (đất trồng cây lâu năm) mà nhadatgiathat đã tổng hợp.

 

Đất CLN

Thời gian gần đây nền thị trường bất động sản đang dần sục sôi trở lại, minh chứng cho việc thị trường nơi đây thực sự trở thành nơi kinh doanh, buôn bán và xuất hiện thêm nhiều mối đầu tư đầy lợi nhuận.

Việc sở hữu nhiều mảnh đất khác nhau hiện đang là mong ước của đại đa số quý khách hàng cùng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có nhiều người khi đầu tư nhưng chưa chịu tìm hiểu rõ ràng, dễ dàng đưa bản thân rơi vào những tình huống khó xử. Việc làm mới kiến thức về những từ viết tắt trong đất đai sẽ là sự hỗ trợ mang đến nhiều lợi ích cho quý khách hàng khi đang có ý định “rót” vốn đầu tư vào nơi đây.

Để nói về đất thì có phong phú các chủng loại khác nhau cũng như hằng hà ký hiệu các loại đất để khách hàng ghi nhớ. Mỗi loại đất đều có những công dụng và mục đích sử dụng khác nhau mà khách hàng cần tìm hiểu. Đất CLN là từ viết tắt của đất trồng cây lâu năm, chính là một trong những loại đất đó.

Phân Loại Đất

Tuỳ vào từng vai trò cũng như mục đích sử dụng đất mà chia ra thành nhiều loại khác nhau, căn cứ vào Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013 do nhà nước ban hành đã chia các loại đất ở Việt Nam ra thành 3 loại phổ biến, trong đó có nhóm đất chưa sử dụng, nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp. Ba loại nhóm đất trên cũng được phân thành các loại nhỏ khác nhau.

Việc tìm hiểu và nắm bắt rõ các mảnh đất thuộc loại đất nào sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quý khách hàng trong việc sử dụng đúng mục đích pháp luật của chúng. Ngoài ra, để có thể đưa ra những suy luận và quyết định chính xác nhất thì việc được cung cấp đầy đủ thông tin cũng như hiểu rõ về đất cũng là một lợi thế đối với khách hàng.

Khái Niệm Và Mục Đích Sử Dụng Đất CLN

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về đất CLN là loại đất gì? Thật đúng với tên gọi của đất CLN đây là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được dùng với mục đích chính là trồng cây lâu năm.

Theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng về vấn đề sử dụng đất thông qua Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng phải từ một năm trở lên tính từ thời điểm trồng cho đến khi thu hoạch.

Hoặc, loại đất được dùng để trồng các loại cây có thể sinh trưởng và phát triển cũng như thu hoạch được nhiều lần như cam, bưởi, nho, cao su, thanh long,…

Đất CLN

Ngoài ra, đất CLN cũng được chia ra thành 4 nhóm nhỏ khác nhau tuỳ vào từng mục đích sử dụng:

Nhóm đất đầu tiên được nhắc đến đó là nhóm đất cây công nghiệp lâu năm: nhóm đất này chuyên thúc đẩy nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp cả trong nước lẫn xuất khẩu nước ngoài. Các nguyên liệu này phải trải qua quá trình từ sơ chế đến chế biến để tạo ra thành phẩm lưu thông ra ngoài thị trường. Tiêu biểu phải nói đến đất trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là các vùng trồng cà phê, chè, cao su, ca cao,…

Thứ hai, về nhóm đất cây ăn quả lâu năm: tại đây các loại đất nông nghiệp được đưa vào sử dụng làm đất trồng cây ăn quả, ngoài ra để vẫn được tính là đất trồng cây lâu năm bắt buộc trong nhiều năm các loại cây này phải liên tục cho ra trái. Hàng loạt cây ăn quả lâu năm theo quy định này được nhắc đến như bưởi, cam, nhãn, sầu riêng,…

Tiếp theo, về nhóm đất cây dược liệu lâu năm: các loại cây thuốc và cây dược liệu thông thường chỉ cho thu hoạch một lần hoặc nhiều lắm là vài lần trong một mùa. Tuy vậy, có nhiều giống cây dược liệu trong nhiều năm liền cho phép người trồng được thu hoạch liên tục và các khu vực này đã được Nhà nước phân bổ vào nhóm đất chuyên trồng cây lâu năm để quản lý. Các khu trồng cây lâu năm tiêu biểu phải kể đến như vườn hồi, quế và sâm,…

Cuối cùng, nhóm đất cây gỗ lâu năm: phần đa các cây cho gỗ và bóng mát đều sinh trưởng phát triển tốt trong nhiều năm liền, chính vì thế khu đất trồng các loại cây này được liệt kê vào nhóm đất trồng cây lâu năm. Không riêng về khu trồng cây thân gỗ lớn như bạch đàn, keo, xà cừ,…  mà ngoài ra, còn có vô số các giống cây tạo cảnh quan như khu lộc vừng, khu trồng hoa sữa,… cũng được gọi là khu có trồng cây lâu năm.

Cho đến hiện tại, các khu đất trồng cây lâu năm đều thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Các cá nhân, hộ gia đình hoặc các tổ chức hợp pháp có nhu cầu quản lý cũng như sản xuất loại đất này phải thông qua sự chấp thuận và được Nhà nước trao quyền quản lý.

Đất Trồng Cây Lâu Năm Có Những Vai Trò Và Đặc Điểm Gì?

Về Vai Trò Đất CLN

Mỗi loại đất đều nắm giữ một vai trò cùng nhiệm vụ riêng và đất CLN cũng không ngoại lệ. Vậy vai trò của đất CLN là gì? Đất CLN – đất trồng cây lâu năm là loại đất được Nhà nước uỷ quyền cho các tổ chức và cá nhân quản lý với mục đích phát triển các loại cây lâu năm mang lại giá trị không những riêng cho người sử dụng mà còn tác động tích cực lên đời sống. Hoạt động này không chỉ đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế mà còn tác động lên đời sống xã hội và cả môi trường thiên nhiên.

Đất CLN

Vai trò tiêu biểu nhất mà đất CLN mang lại đó là vai trò về phát triển kinh tế và góp phần làm giàu cho người sử dụng. Có rất nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước cấp quyền sử dụng đã dần chuyển mình thoát khỏi cái nghèo bền vững và nền kinh tế của họ có sự phát triển rõ rệt, từng bước đi vào ổn định.

Loại đất này sẽ được phân chia để trồng các loại cây với những quy định và thời gian sử dụng khác nhau phụ thuộc vào quy định của từng địa phương đó. Căn cứ vào khí hậu cùng thổ nhưỡng của từng vùng mà đất trồng cây lâu năm sẽ được dùng để trồng các nhóm cây như sau:

  • Nhóm cây công nghiệp lâu năm: những loại cây này được trồng để làm các nguyên liệu trong lĩnh vực công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới được sử dụng, một số loại tiêu biểu cần kể đến như chè, dừa, hồ tiêu, cao su,…
  • Nhóm cây ăn quả lâu năm: những loại cây này được trồng để thu hoạch các loại quả tươi hoặc chế biến, bao gồm: cam, quýt, mận, nhãn, măng cụt,…
  • Nhóm cây dược liệu lâu năm: các loại cây này được trồng sẽ cho ra các sản phẩm để làm thuốc hoặc các nguyên liệu bào chế thuốc, gồm: sâm, long nhãn, hồi, quế,…
  • Nhóm các loại cây lâu năm khác: gồm các cây cho gỗ, làm bóng mát hoặc tạo cảnh quan. Ngoài ra, các loại cây này có thể trồng đan xen với các loại cây lâu năm hoặc hằng năm khác. Ví dụ: bạch đàn, keo, xà cừ, bụt mọc,…

Về Đặc Điểm Đất CLN

Đất CLN có gì khác so với các loại đất còn lại và chúng có những đặc điểm gì? Trong mỗi loại đất chắc chắn sẽ có những đặc điểm riêng biệt để chúng ta dễ dàng phân biệt và nhận biết. Cụ thể đối với đất CLN có những đặc trưng như sau:

  • Đất CLN thuộc loại đất nông nghiệp, có đất trồng cây lâu năm hoặc cây ngắn ngày.
  • Loại đất này được Nhà nước cấp quyền cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình mang lại nhiều lợi ích giúp người dân thu hoạch lớn khi trồng hỗ trợ cho môi trường sống trở nên mát mẻ, trong sạch hơn.
  • Thời hạn sử dụng của đất CLN giống với các loại đất nông nghiệp khác, đất này có hạn sử dụng nhất định chứ không phải là vĩnh viễn.
  • Theo quy định của pháp luật thì loại đất này có thể được chuyển đổi hoặc chuyển nhượng đối với quyền sử dụng đất.
  • Loại đất trồng cây lâu năm mang đến nhiều lợi ích về kinh tế, hỗ trợ phát triển nền nông – lâm nghiệp và tạo cảnh quan xanh cho môi trường.

Đất CLN Và Đất HNK – Cách Phân Biệt Hai Loại Đất

Tại đây chúng ta có hai khái niệm đó là đất CLN và đất HNK. Đối với những người không có chuyên môn thì việc nhìn vào các loại ký hiệu này trên bản đồ chắc chắn sẽ không phân biệt được đây là loại đất gì. Vậy làm cách nào để có thể phân biệt được hai loại đất trên?

Đất CLN

Về điểm giống nhau do cả hai loại đất CLN và đất HNK đều thuộc nhóm đất nông nghiệp, chính vì thế dễ dàng khiến cho nhiều người chưa nắm rõ về định nghĩa cũng như cách sử dụng xảy ra không ít nhầm lẫn. Riêng về diểm khác nhau thì đất CLN đã được giới thiệu cụ thể ở phía trên.

Còn về loại đất HNK, căn cứ theo quy định do Nhà nước ban hành, loại đất này là đất chuyên dụng dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng tính từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch không quá một năm, ví dụ cho dễ hiểu một số vùng đất dùng để trồng các loại nông sản như trồng lúa, đay, sợi, mía, hoa màu,… là những loại cây dễ trồng và thu hoạch sớm được quy định gọi là đất HNK. Tuy nhiên, đất HNK không được dùng để chăn nuôi, nhược điểm này chính là sự khác biệt lớn giữa hai loại đất.

Tóm lại qua các phân tích trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy đất CLN dùng để trồng các loại cây lâu năm, thu hoạch dài hạn và ngược lại đất HNK dùng để trồng các loại cây ngắn ngày, thu hoạch theo vụ ngắn.

Đất Trồng Cây Lâu Năm Có Thời Hạn Sử Dụng Như Thế Nào?

50 năm là thời hạn mà đất CLN – đất trồng cây lâu năm được phép sử dụng, dưới đây là 3 trường hợp có thể xảy ra sau khi đất hết hạn sử dụng:

  • Trước tiên Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất từ người dân và sau đó sẽ tiến hành bồi thường cây trồng nếu có trên mảnh đất đó. Đất từ người dân sau khi đã được thu hồi hoàn toàn, Nhà nước sẽ xem xét và chuyển quyền sử dụng đất cho người khác.
  • Căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp từ trước cho người dân, Nhà nước tiến hành gia hạn thêm quyền sử dụng đất cho họ. Theo thời hạn quy định nới rộng tại Điều 210 Luật Đất đai năm 2013 khi người dân đang tiến hành sản xuất và trồng trọt trên mảnh đất thì có thể tiếp tục sử dụng đất mà không cần làm thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, người dân thực hiện việc nộp hồ sơ mới để xác nhận lại thời gian sử dụng đất theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nếu thời hạn sử dụng đất của người dân đã hết. Hạn sử dụng đất mới được biểu thị trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính sở tại.

  • Tuy nhiên, nếu người dân có ý định muốn được tiếp tục sử dụng mảnh đất trồng cây lâu năm thì họ phải chủ động tiến hành các thủ tục thuê đất để được cấp phép sử dụng. Đối với trường hợp người dân muốn thuê đất trồng cây lâu năm thì phải nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện theo đúng quy định.

Đất CLN

Đất CLN Có Chuyển Nhượng Được Không?

Đối chiếu theo Luật đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm được quyền chuyển nhượng. Bên cạnh đó cần lưu ý vài điểm sau: Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 190 Luật đất đai 2013 về điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp vì đất CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Đất Vườn Có Được Gọi Là Đất Trồng Cây Lâu Năm Không?

Đất vườn có được xem là đất trồng cây lâu năm? Câu hỏi này dường như được khá nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt đối với những khách hàng có diện tích đất vườn rộng, lớn.

Đất CLN

Không phân loại đất là đất màu hay đất vườn, điều này được căn cứ vào Luật đất đai năm 2003, nên không có định nghĩa nào có tính pháp lý cho cả hai khái niệm trên. Nhưng theo Từ điển tiếng Việt chúng ta, có thể hiểu nôm na đất màu và đất vườn như sau: Đất màu thuộc vùng đất khô chuyên trồng các loại hoa màu như khoai, đậu,… thay vì lúa. Còn về đất vườn thường được dùng để trồng các loại rau cỏ, cây cối.

Ngoài ra, đất vườn có thể được sử dụng vào mục đích nông nghiệp (dùng để chăn nuôi, trồng trọt,…) hoặc lâm nghiệp (dùng để trồng rừng, khai thác rừng, tôn tạo, cải tạo rừng,…). Tuy nhiên Luật đất đai đã bỏ thuật ngữ đất vườn và không còn dùng từ này nữa, vì thế nếu muốn chuyển đổi phải làm giấy tờ xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền cách dùng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đất CLN Có Lên Đất Thổ Cư Được Không Và Bằng Cách Nào?

Theo Luật đất đai năm 2013, trong luật ghi rõ đất trồng cây lâu năm hoàn toàn có thể lên được đất thổ cư. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai, do đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp nên khi người dân muốn chuyển đất trồng cây lâu năm lên thành đất ở thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đồng ý và chấp thuận.

Khi cấp phép chuyển đổi đất trồng cây lâu năm, cơ quan Nhà nước tại địa phương sẽ căn cứ vào các căn cứ sau:

  • Đầu tiên, căn cứ theo Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT các chính sách đất đai của địa phương và Kế hoạch sử dụng đất hằng năm chính thức của cấp huyện. Qua đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào diện tích các loại đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng được phân về xã, phường để xem xét và giải quyết cho người dân.
  • Trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để nộp lên cơ quan có thẩm quyền sở tại người dân phải trình bày rõ lý do muốn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Các nhân viên tại đây sẽ căn cứ vào lý do trong đơn để quyết định xem nên chuyển đổi diện tích đất là bao nhiêu cho trường hợp của khách hàng.

 

Bên cạnh đó người dân cần chú ý, trước khi thực hiện thủ tục xin chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thành đất thổ cư không nên quên kiểm tra qua bản đồ địa chính tại địa phương. Tại đây người mua sẽ nắm được lô đất của mình có thuộc khu vực được phép thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không. Đối với trường hợp đất không nằm trong khu vực cho phép chuyển đổi thì cần chờ Kế hoạch đất đai của năm sau.

Đồng thời, tuỳ vào từng địa phương sẽ có những chính sách khác nhau mà cơ quan có thẩm quyền phải tuân theo hạn mức giao đất nhất định. Để được chuyển đổi nhiều diện tích đất nhất có thể thì người dân phải tham khảo thêm Kế hoạch đất đai của các năm gần đó. Người dân có thể đợi đến năm sau nếu nhận thấy hạn mức chuyển đổi đất trồng cây lâu năm vào năm sau tại địa phương có dấu hiệu nới lỏng.

Đất CLN

Theo Luật đất đai năm 2013, hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm bao gồm: Đơn xin chuyển mục đích cách sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền cách dùng đất.

Nộp giấy tờ và đợi kết quả tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp thị xã, huyện, quận nơi có đất.

Thời gian để giải quyết việc chuyển dổi là từ 15 ngày đến 25 ngày không tính lễ, Tết, trong trường hợp không mong muốn thời gian có thể sẽ được gia hạn thêm, ví dụ như do thiên tai hoặc sự cố.

Đất CLN Có Xây Nhà Được Không?

Đất CLN không được sử dụng theo mục đích để ở hoặc định cư lâu dài do đất này thuộc nhóm đất nông nghiệp. Người dân sẽ phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trước nếu có ý định xin phép xây nhà trên đất CLN (đất trồng cây lâu năm), lúc đó cần chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc đất ở thì mới được phép xây nhà.

Đất CLN

Đối với trường hợp xây nhà vườn sinh thái hoặc trang trại cho mục đích trồng trọt thì được phép xây nhà mà không cần chuyển đổi mục đích sử dụng, đây được tính là trường hợp ngoại lệ đối với đất này.

Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên thành đất thổ cư, người dân vẫn phải tuân thủ theo Điều 6 Luật đất đai sửa đổi năm 2013. Theo đó, việc xây nhà phải được đảm bảo bởi các yếu tố:

  • Xây nhà đúng quy cách, đúng mục đích và kế hoạch sử dụng đất.
  • Xây nhà nhưng phải đảm bảo không gây hại đến môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng dân cư xung quanh.
  • Chủ đất vẫn phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình sau khi xây nhà đối với mảnh đất theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Tuy nhiên, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và chấp thuận hoặc không đối với trường hợp người dân xin cấp phép xây nhà trên đất trồng cây lâu năm do hoạt động này còn căn cứ theo Kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.

Hướng Dẫn Cách Làm Thủ Tục Và Quy Trình Thực Hiện Việc Chuyển Đổi Đất CLN Sang Đất Thổ Cư

Các cá nhân hoặc hộ gia đình phải làm đơn chuyển đất CLN – đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì mới được phép xây nhà. Cùng với đó là các thủ tục và quy trình thực hiện như sau:

Về Thủ Tục

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, hồ sơ cần chuẩn bị khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm các giấy tờ sau:

  • Điền đúng và đầy đủ đơn đăng ký theo mẫu số 09/ĐK (biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất) được ban hành kèm Thông tư này.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ), bản sao công chứng hộ khẩu, CMND/CCCD chủ sở hữu đất.

Về Quy Trình

Bước 1: cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị hồ sơ thủ tục đầy đủ theo các hướng dẫn trên và tiến hành đến phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mảnh đất muốn được chuyển đổi toạ lạc để nộp và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: tiến hành giải quyết yêu cầu người làm đơn.

Ngoài ra cần lưu ý thêm, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng), người dân nhanh chóng nộp tiền đúng hạn ngay khi nhận được thông báo.

Bước 3: nhận kết quả.

Sẽ có kết quả đồng ý hoặc từ chối chuyển đổi trong 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không quá 25 ngày đối với những nơi thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc các xã thuộc miền núi, hải đảo.

Lưu ý, thời gian từ 15 – 25 ngày không bao gồm lễ, Tết và khoảng thời gian người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình.

Bước 4: sau khi được chấp thuận đất trồng cây lâu năm được chuyển đổi thành đất ở, người dân có thể xây dựng nhà ở theo quy định.

Đất CLN

Công Thức Tính Tiền Sử Dụng Đất Khi Chuyển Sang Đất Ở

Căn cứ theo Điểm b, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ – CP về việc thu tiền sử dụng đất được quy định như sau: “Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Vậy với quy định trên, ta cho ra công thức tính số tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở:

Tiền sử dụng đất = (tiền sử dụng theo giá đất ở – tiền sd theo giá đất nông nghiệp)

Ví dụ:

Chị A muốn chuyển đổi 200m2 từ đất trồng bưởi sang đất ở. Trong đó, chị A có:

  • Giá đất ở theo bảng giá đất tại vị trí mảnh đất của chị A là 3.000.000 đồng/ m2.
  • Giá đất nông nghiệp (đã gồm đất CLN) là 200.000 đồng/ m2.

Suy ra, ta có:

  • Tiền sử dụng theo giá đất ở đó là: 200 x 3.000.000 = 600.000.000đ
  • Tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp: 200 x 200.000 = 40.000.000đ
  • Ứng theo CT số tiền chị A phải nộp là: 600.000.000 – 40.000.000 = 560.000.000đ

Quy Định Về Bảng Giá Đất CLN

Bảng giá đất CLN phụ thuộc vào từng khu vực và được điều chỉnh định kỳ 5 năm một lần dựa vào nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất. Được ban hành do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện, căn cứ theo Điều 114 Luật đất đai năm 2013. Trước khi bảng giá đất được ban hành thì UBND cấp tỉnh xây dựng bảng giá và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Đồng thời, theo vào Khoản 2 Điều 114 Luật đất đai năm 2013, trong các trường hợp dưới đây, bảng giá đất được dùng để làm căn cứ:

  • Tính thuế, tính phí và lệ phí trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
  • Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính.
  • Người sử dụng nếu gây thiệt hại trong việc quản lý và sử dụng đất thì phải bồi thường cho Nhà nước.
  • Trong trường hợp người dân tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước, thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất để trả lại cho họ.
  • Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đât nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cá nhân hoặc hộ gia đình,…

Có Nên Đầu Tư Vào Đất CLN

Dạo gần đây việc đầu tư vào nhóm đất trồng cây lâu năm là loại hình đầu tư bất động sản đang được đông đảo các nhà đầu tư ủng hộ. Đất CLN sẽ tạo được nguồn sinh lời hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư nếu các nhà đầu tư bắt đúng thời điểm vàng giá đất trồng cây lâu năm tăng cao, ngược lại nếu bắt sai thời điểm các nhà đầu tư cũng đừng hoang mang bởi vì khả năng chịu lỗ vốn rất ít.

Mặc dù cơ hội và lợi nhuận được “phô” ra khá hấp dẫn nhưng không phải không xuất hiện những rủi ro khi đầu tư vào đất trồng cây lâu năm. Các vấn đề về quyền sử dụng đất, quyền chuyển nhượng là những rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư vào đất CLN. Qua đó các nhà đầu tư nên lưu ý, mảnh đất khách hàng đang muốn đầu tư là đất cho phép trồng cây lâu năm cho thuê hay được Nhà nước giao.

Đất CLN

Đối với đất trồng cây lâu năm được cho thuê thì chủ đầu tư nên xem xét lại hợp đồng cho thuê, người đứng tên trên hợp đồng có thực sự là người đang thực hiện giao dịch với mình hay không. Trường hợp khác, chủ đầu tư phải xem trên hợp đồng người này có ghi rõ quyền cho thuê lại hay chuyển nhượng cho người khác trong hợp đồng không.

Đối với đất trồng cây lâu năm được Nhà nước giao thì chủ đầu tư nên kiểm tra kỹ chủ sở hữu có đang trong thời hạn được phép quản lý đất hay không và thời hạn đó còn bao lâu. Chủ sở hữu cần phải đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoàn tất thủ tục xin chuyển nhượng mảnh đất này cho khách hàng, để khách hàng có Giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp.

Ngoài ra, một mẹo nhỏ khi đầu tư vào đất trồng cây lâu năm đó là khách hàng nên kiểm tra lại Kế hoạch đất đai tại địa phương. Việc đầu tư sẽ sinh lời đầy “thăng hạng” nếu mảnh đất khách hàng đang có ý định “rót” vốn đầu tư thuộc khu vực cho phép chuyển đổi lên thành đất thổ cư.

Q & A Đất Trồng Cây Lâu Năm

Đất CLN là gì?

Đất CLN đây là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được dùng với mục đích chính là trồng cây lâu năm.

So sánh điểm khác nhau giữa hai loại đất CLN và đất HNK?

Đất CLN dùng để trồng các loại cây lâu năm, thu hoạch dài hạn và ngược lại đất HNK dùng để trồng các loại cây ngắn ngày, thu hoạch theo vụ ngắn.

Đất CLN có được phép xây nhà không?

Đất CLN không được sử dụng theo mục đích để ở hoặc định cư lâu dài do đất này thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Thời gian sử dụng đất CLN trong bao lâu?

50 năm là thời hạn mà đất CLN – đất trồng cây lâu năm được phép sử dụng.

Đất CLN có chuyển nhượng được không?

Đất CLN hoàn toàn có thể chuyển nhượng được.

Cảm Nhận Về Đất CLN

Thật tuyệt vời khi được tìm hiểu về loại đất CLN – đất trồng cây lâu năm, nhờ đó chúng ta được mở rộng tầm hiểu biết hơn về nhiều ký hiệu đất khác nhau cũng như tính pháp lý mà các loại đất này mang lại.

Khi đọc lướt qua các ký hiệu của các loại đất hẳn trong chúng ta ít ai nghĩ đến các loại ký hiệu này tượng trưng cho mỗi loại đất với mỗi mục đích sử dụng khác nhau. Bên cạnh đó, qua bài viết chúng ta còn biết được rằng, đất CLN đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ đời sống người dân, vừa hỗ trợ về mặt kinh tế, vừa có chức năng “lọc” không khí, khiến đời sống cư dân trở nên hoàn thiện và đi lên mỗi ngày.

Ngoài những đóng góp trên, đất CLN còn khiến túi tiền các nhà đầu tư rủng rỉnh liên tục khi bắt trọn thời điểm giá đất trồng cây lâu năm tăng cao, còn nếu bắt nhầm thời điểm cũng đừng lo lắng gì cả các nhà đầu tư vàng ạ, vì dù có không thu được nhiều lời lãi thì cũng có rất ít trường hợp phải chịu lỗ. Nếu có ý định đầu tư vào các loại đất này, các nhà đầu tư vàng nên xem xét kỹ càng và xác minh tính pháp lý về quyền sử dụng đất cũng như nắm bắt giá cả, thời cơ.

Kết Luận

Bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin cũng như giải đáp một số câu hỏi pháp lý liên quan đến đất trồng cây lâu năm – đất CLN. Mong rằng với loại hình đầu tư mới này có thể giúp quý khách hàng đầu tư vào dự án và thu được nhiều lợi nhuận xứng đáng. Hy vọng bài viết trên mang đến nhiều thông tin bổ ích và giá trị cho quý khách hàng đã và đang quan tâm về đất trồng cây lâu năm.

Bài viết tham khảo:

About the author 

Nhadatgiathat.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}