Đất SKC Là Gì? – 6 Thông Tin Quan Trọng Không Thể Bỏ Qua

0 Comments

Đất SKC là gì? Những thông tin nào quan trọng liên quan đến đến đất SKC? Hãy cùng nhadagithat đi tìm hiểu những thông tin quan trọng về chủ đề này thông qua bài viết chi tiết bên dưới.

Đất SKC là gì?

đất SKC

 Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng mà sẽ phân ra các nhóm khác nhau

Trong đó đất SKC là gì? Là loại đất được phân bổ và xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp bên cạnh các loại đất khác

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: đất khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh như: thương mại, dịch vụ, đất sử dụng cho việc hoạt động khai thác khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng,…

Tại mỗi nhóm đều có nhiều loại đất đất khác nhau và mỗi loại đất sẽ có tên gọi và ký tự riêng. Chẳng hạn đất ở tại nông thôn là ONT, đất ở tại đô thị là ODT, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước là TSC, đất quốc phòng: CQP, đất khu công nghiệp: SKK,…

Đặc biệt về chữ cái S, K, C mà bạn biết hay tìm hiểu chính là ký hiệu viết tắt của đất sản xuất, kinh doanh.

Với mục đích sử dụng chính của đất SKC là đất chuyên dụng cho việc sản xuất, thủ công nghiệp, dịch vụ kinh doanh. Tuy nhiên, đất SKC sẽ không được sử dụng trong việc chăn nuôi, trồng trọt và xây dựng nhà ở như đất thổ cư.

Thời gian cho phép sử dụng, kinh doanh đất SKC dao động trong khoảng từ 50 – 70 năm.

Trong đó, với đất SKC được sử dụng cho thương mại, dịch vụ mà thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân nhưng không phải đất được Nhà nước giao có thời hạn thì sẽ không giới hạn thời gian sử dụng

Ngược lại với đất SKC được nhà nước giao và cho thuê thuộc quyền sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân vào mục dịch thương mại cho việc làm sản xuất, kinh doanh thì phải tuân thủ theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền với thời gian sử dụng là không vượt quá 70 năm.

Hình thức sử dụng đất SKC của cơ sở sản xuất 

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013, các hình thức người sở hữu sử dụng đất thương mại dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp như sau:

Đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế sử dụng đất SKC sẽ thực hiện thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất.  Hoặc khi thuê lại đất, đât SKC có gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư nước ngoài), nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn thông qua quyền sử dụng đất của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Đối với người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, việc sử dụng đất SKC sẽ thông qua hình thức thuê đất của Nhà nước; thuê lại đất của các cá nhân, gia đình, tổ chức kinh tế,…hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc vào đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 186, Luật Đất đai 2013, họ sẽ được nhận quyền sử dụng đất, được nhận thừa kế để tiên hành xây dựng, kinh doanh tại cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Cuối cùng, hình thức sử dụng đất SKC của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức thuê đất của Nhà nước hoặc thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…và có thể đất được thuê lại được gắn với kết cấu hạ tầng của công ty có vốn đầu tư FDI.

Đất SKC có được phép xây nhà ở như đất thổ cư?

Dựa theo căn cứ khoản 1 điều 6 Luật đất đai 2013, việc sử dụng đất SKC (phi nông nghiệp) cho xây dựng nhà ở là không được cấp phép.

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp hay đất SKC sang đất ở thì phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vấn đề pháp lý trong thủ tục chuyển giao cấp phép việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC là gì?

đất SKC

Chuẩn bị hồ sơ

Đối với các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất SKC thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ: dự thảo hợp đồng, tờ đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất skc và giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác có liên quan đến đất SKC (sổ đỏ. sổ hồng), bản sao CMND, sổ hộ khẩu của những bên liên quan.

Các bước tiến hành chuyển đổi sử dụng đất SKC như sau: 

Bước 1: Thực hiện đầy đủ các giấy tờ, công chứng và nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai. 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, tại văn phòng đăng ký đất đai 

  • Khi hồ sơ đầy đủ thì nhân viên của bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận rồi đưa phiếu tiếp nhận cho người nộp đơn.
  • Khi hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì nhân viên sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung các chứng từ còn thiếu theo quy định trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ, sau khi hồ sơ đã được bổ sung đầy đủ và hợp lệ sẽ được chuyển cho cơ quan thuế và văn phòng Tài nguyên & Môi trường. Tại đây phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thực hiện các bước:

  • Thủ tục kiểm tra hồ sơ, xác minh lại địa bàn thông qua việc phân tích dữ liệu, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất SKC.
  • Sau đó đưa lên UBND cấp huyện, và chờ quyết định cấp phép cho chuyển mục đích sử dụng đất SKC.
  • Ban chỉ đạo cập nhật lại thông tin, chỉnh lại cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
  • Hộ gia đình, cá nhân, người nộp hồ sơ cần lưu ý thực hiện nghĩa vụ tài chính là nộp tiền sử dụng đất theo đúng thông báo của cơ quan thuế như thuế thu nhập khi chuyển nhượng đất SKC và phí chuyển nhượng nhà đất SKC

Bước 4: Trả kết quả sau khi giải quyết được hồ sơ

  • Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình thực hiện, sau đó sẽ tiếp nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất SKC.
  • Thời gian không được quá 15 ngày khi hồ sơ được hợp lệ và xét duyệt.
  • Thời gian không quá 25 ngày với các khu vục thuộc vùng cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Những điều cần chú ý với đất SKC 

  • Nếu chúng ta không chấp hành đóng tiền sử dụng đất thì sẽ bị phạt hành chính với số tiền được tính như sau (bảng giá mang tính tham khảo) dựa theo Nghị định 29/2019 / NĐ-CP

Diện tích

Mức xử phạt hành chính

Đất tại nông thôn

Đất tại thành thị

Dưới 0,05 héc ta

3 – 5 triệu đồng Tăng mức xử phạt gấp đôi tương ứng với từng mức tại nông thôn.

Mặt khác mức phạt sẽ không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân và không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Từ 0,05 ha – 0,1 ha

5 – 10 triệu đồng

Từ 0,1 ha – 0,5 ha

10 – 20 triệu đồng

Từ 0,5 ha – 01 ha

20 – 40 triệu đồng

Từ 01 ha – 03 ha

40 – 80 triệu đồng

Từ 03 ha trở lên

80 – 160 triệu đồng

Khi tìm hiểu cũng như tiến hành sở hữu đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất SKC là gì, chúng ta cần lưu ý đến vấn đề đề sở hữu.

Việc sở hữu đất SKC không có nghĩa là khi bạn sở hữu nó là được phép thực hiện kinh doanh theo ý mình mà cần phải xin phép chuyển nhượng. Điều này cũng phần nào gây ra khó khăn cho người sở hữu.

Đất Skc cần tuân thủ theo các điều mà luật đất đai 2013 đã quy định, tuy gặp khó khăn trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nhưng những gì đất SKC mang lại sẽ không kém phần giá trị mà người sở hữu, đầu tư bỏ ra.

Chỉ cần mọi người nghiên cứu kỹ, tìm hiểu các vấn đề về sử dụng cũng như pháp lý, hoàn thành các giấy phép chuyển nhượng thì việc bạn sở hữu và tạo ra giá trị, mức sinh lời trên mảnh đất Skc là vô cùng lớn.

Bởi việc bạn có thể sản xuất, kinh doanh trên mảnh đất SKC sẽ tạo ra được rất nhiều chuỗi giá trị về tài chính. Sản xuất và kinh doanh đang là những công việc tạo được nguồn thu lớn hiện nay.

Tóm lại, mỗi loại đất đều có những tiềm năng riêng biệt, vì thế việc xác định đúng đắn những thông tin về loại đất SKC cũng như tìm hiểu những thông tin bên lề và liên quan, đó sẽ là nền tảng cho việc ra quyết định của bạn trong tương lai gần.

Phân biệt đất SKC là gì và Đất ONT?

Đất SKC

Trái ngược lại với đất SKC là gì thì đất ONT là loại đất thuộc đất nông nghiệp tại khu vực nông thôn và được Nhà nước cấp phép cho chủ sở hữu có thể xây dựng nhà ở, chăn nuôi, trồng trọt trên đó mà không bị xử phạt.

Đất này sẽ được phục vụ cho nhu cầu đời sống. Và hiện nay, Nhà nước đang có chính sách thúc đẩy cho người dân tại nông thôn có chỗ ở thông qua việc tận dụng các khu dân cư có sẵn, nhằm tránh trường hợp mở rộng thêm khu dân cư trên đất nông nghiệp.

Có thể thấy 2 loại đất này mang tính trái ngược nhau về quy định sở hữu và khai thác trên đất.

Chính vì thế mà việc tìm hiểu kỹ từng loại đất là rất quan trọng, việc này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về các loại đất nói chung và đất SKC nói riêng.

Kết luận

Bài viết này với mục đích hướng đến cung cấp những thông tin xoay quanh về đất SKC từ những khái niệm cơ bản đến những thủ tục chuyển giao và những lưu ý ,…. Hy vọng mọi người đọc xong sẽ có cái nhìn rõ hơn về loại đất SKC và có những quyết định đúng đắn cho sự lựa chọn của mình.

Bài viết tham khảo:

About the author 

Nhadatgiathat.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}